3 smartphone Nokia chạy Android khác Lumia 520 những gì?

Thứ nhất. Nokia X sử dụng giao diện hoàn toàn mới nhưng vẫn tận dụng được các dịch vụ và hệ sinh thái Android mang lại.

Nhạc tiền chiến, nhạc Vàng và nhạc Đỏ

Bối cảnh ra đời của nhạc tiền chiến cũng chính là bối cảnh ra đời của tân nhạc Việt Nam. Đó là Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20 (cuối thập niên 30 cho đến chiến tranh Việt Pháp bùng nổ - 1945..

Thương hiệu: Làm khác đi hay vì làm tốt hơn?

Trong hai cuốn sách gối đầu dường cho giới quản trị là Chiến lược cạnh tranh (Competitive Strategy, 1980) và Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage, 1985), bậc thầy về chiến lược cạnh tranh Michael Porter cho rằng điều cốt lõi trong cạnh tranh là phải khác biệt hoá một cách rõ ràng so với các đối thủ.

Kim cương và thuỷ tinh khác nhau như thế nào?

Kim cương là một trong những loại đá quý nhất hiện có trên bề mặt trái đất. Vì thế có hiện tượng làm giả kim cương từ thủy tinh hoặc vật liệu khác...

Khác nhau HÀ NỘI vs SÀI GÒN

Sự khác nhau về sinh hoạt,suy nghĩ giữa hai thủ đô của Việt Nam: Hà Nội thủ đô chính trị, Sài Gòn thủ đô kinh tế, được thể hiện rất vui nhộn nhưng không kém phần ý nghĩa.

Video Studio

Jun 26, 2014

Hài Hoài Linh mới nhất 2014 - Nhà có 5 Hotgirl - Tập 1 phần1│Full HD

Diễn viên: Hoài Linh, Việt Hương, và dàn "sao" trẻ đẹp như Ngân Khánh, Bảo Anh "The Voice"... Phim xoay quanh câu chuyện của một gia đình có 5 cô con gái. Mỗi người một tính cách, mỗi người một số phận...
Chân thành cám ơn các ban đã xem!
Các nhấn ĐĂNG KÝ để theo dõi thêm video nhé!

Apr 25, 2014

Apr 9, 2014

Câu hỏi: Giỗ tổ mùng 10 tháng 3 có từ bao giờ?

Cứ mỗi lần đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương, đồng bào cả nước lại nô nức “về nguồn”, tụ hội ở Đền Hùng, tưởng niệm tổ tiên chung của cả dân tộc. Vậy, ngày giỗ Tổ Hùng Vương có từ bao giờ? Tại sao nhân ta lại chọn ngày mồng Mười tháng Ba làm ngày giỗ Tổ?

Theo Giáo sư sử học Lê Văn Lan, câu ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba” nằm trong một bài ca gồm 4 câu. Hai câu tiếp theo ở cuối bài là “… Khắp miền truyền mãi câu ca. Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”. Đó là một bài ca mà từ cú pháp đến thi pháp đều khá mới mẻ. Đặc biệt, ý tứ của câu cuối cùng khá gần gũi với những sáng tác trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, thường dùng chủ đề Hùng Vương và Đền Hùng để cổ vũ niềm tin vào vận mệnh non sông, chẳng hạn như những câu đối của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu:
“Có tổ có tông, có tông có tổ, tổ tổ tông tông, tông tổ cũ
Còn non còn nước, còn nước còn non, non non nước nước, nước non nhà”.
Hoặc như của Vũ Đình Khôi:
“Cháu chắt còn, tông tổ hãy còn, nòi giống nhà ta sinh sản mãi
Nắng mưa thế, miếu lăng vẫn thế, non sông đất nước vững bền lâu”!
Khi tìm trong văn bản cổ, không thấy có sự chỉ định hoặc xác nhận nào về việc mở hội đền Hùng – Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mồng Mười tháng Ba cả.
Xem xét các bia kí, đặc biệt là hai tấm bia ở Đền Thượng trên núi Hùng, sự thực về lịch sử ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba mới vỡ lẽ ra như sau:
Tấm Hùng miếu điển lệ bi do Hội đồng Kỷ niệm tỉnh Phú Thọ lập năm Khải Định thứ 8 (1923) có hai phần: Phần thứ nhất, chép lại công văn của Bộ Lễ triều Nguyễn, ngày 25 tháng Bảy năm Khải Định thứ nhất (1917) gửi Các vị ở phủ viện đường đại nhân tỉnh Phú Thọ cùng nhau tuân thủ điều sau đây: “Xã Hy Cương, phủ Lâm Thao có miếu lăng phụng thờ Hùng Vương ở núi Hùng, trải các năm, cả nước đến tế, thường lấy kì mùa thu, chọn vào ngày tốt làm lễ, chưa có việc định rõ ngày, mà tục lệ của dân xã đó lấy ngày Mười Một tháng Ba, kết hợp với thờ thổ kỳ, làm lễ riêng… (Sự thể này dẫn tới chỗ) thường hứng bất kì, hội họp cũng lãng phí theo sở thích, còn lòng thành thì bị kém đi… (Vì thế) cẩn thận định lại rằng, từ nay về sau, lấy ngày mồng Mười tháng Ba, lĩnh tiền chi vào việc công, phụng mệnh kính tế trước một ngày so với ngày hội tế của bản hạt, khiến nhân sĩ mọi miền đến đây có nơi chiêm bái…”.
Phần thứ hai của văn bia Hùng miếu điển lệ bi dành cho việc quy định “Đệ niên kỉ niệm hội nhật lễ nghi” (Nghi lễ ngày hội kỷ niệm hằng năm) với những câu như sau: “Nay phụng mệnh theo Bộ Lễ, chuẩn định ngày quốc tế tại miếu Tổ Hùng Vương là ngày mồng Mười tháng Ba. Chiều ngày mồng Chín tháng Ba hằng năm, các quan liệt hiến trong tỉnh, cùng các quan viên trong cả phủ huyện của tỉnh, đều phải mặc phẩm phục, tề tựu túc trực tại nhà công quán. Sáng hôm sau, tới miếu kính tế…”.
Như vậy, đến đây có thể nhận ra: Lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương, từ xa xưa, chọn nhật kỳ tiến hành vào mùa thu, là mùa tổ chức các lễ hội có lịch sử cổ xưa hơn các lễ hội mùa xuân. Đến năm 1917 mới có quy định chính thức của triều Nguyễn (đời vua Khải Định) lấy ngày mồng Mười tháng Ba hàng năm làm ngày “quốc tế” (Quốc lễ, quốc giỗ). Điều này được tấm bia Hùng Vương từ khảo do tham tri Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) cũng đang đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận: “Trước đây, ngày quốc tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ (là) Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày mồng Mười tháng Ba hằng năm làm ngày quốc tế, tức trước ngày giỗ tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”.
Định kì mồng Mười tháng Ba (âm lịch) làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương, vậy là chỉ bắt đầu từ năm 1917. Tuy nhiên, với tuổi gần trăm năm, với tinh thần kế thừa truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhất là ý thức về nguồn, chung cội được tăng cường mạnh mẽ trong điều kiện lịch sử hiện tại. Mồng Mười tháng Ba đã trở thành một ngày Quốc lễ, một ngày thiêng liêng trọng đại đối với cả dân tộc: Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Lịch sử ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

“Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”

Câu ca dao đậm đà tình nghĩa ấy đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam.
Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam, tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.
Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương trên Đền Thượng.
Từ xa xưa lễ hội Đền Hùng đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt Nam. Bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, nói rằng: “...Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi...”.
Như vậy, có thể hiểu từ thời Hậu Lê trở về trước các triều đại đều quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ ngày 10 tháng 3 âm lịch. Bù lại họ được miễn nộp thuế 500 mẫu ruộng, miễn đóng sưu, miễn đi phu đi lính.
Hình ảnh Lễ dâng hương Đền Hùng vào năm 1904. Ảnh: Internet.
Đến đời nhà Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2 (1917), Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định ngày mùng Mười tháng Ba âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế (Quốc lễ, Quốc giỗ). Điều này được tấm bia Hùng Vương từ khảo do Tham tri Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) cũng đang đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận: “Trước đây, ngày Quốc tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày mồng Mười tháng Ba hằng năm làm ngày Quốc tế, tức trước ngày giỗ tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”. Kể từ đây, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp.
Sau cách mạng tháng Tám (1945) Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều về thăm viếng. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, ngay sau cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh của Chủ Tịch nước số 22/SL - CTN ngày 18 tháng 2 năm 1946 cho công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - hướng về cội nguồn dân tộc.
Hình ảnh Lễ dâng hương Đền Hùng vào năm 1905. Ảnh: Internet.
Trong ngày Giỗ Tổ năm Bính Tuất (1946) - năm đầu tiên của Chính phủ mới được thành lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng - Quyền Chủ tịch nước đã dâng 1 tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và 1 thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 2 lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và 19/8/1962). Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”.“
Năm 1995, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Ban Bí thư ghi trong thông báo là ngày lễ lớn trong năm. Ngành Văn hóa thông tin - thể thao phối hợp với các ngành chức năng đã tổ chức lễ hội trong thời gian 10 ngày (từ 1/3 đến 10/3 âm lịch).
Tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 về Nghi lễ Nhà nước, trong đó có nội dung quy định cụ thể về quy mô tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương, cụ thể như sau:
- “Năm chẵn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0”; Bộ Văn hoá - Thông tin và Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.
- “Năm tròn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “5”; Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.
- “Năm lẻ” là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.
Ngày 02/4/2007, Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn - QUỐC LỄ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong ngày này, nhân dân cả nước có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước.
www.ojo.vn - Theo bqllang.gov.vn

Mar 17, 2014

Sự khác nhau giữa đàn Piano và đàn organ


Trong thời buổi công nghệ và thời đại phát triển, các bậc phụ huynh bắt đầu cho con em mình học 1 ngôn ngữ chung của thế giới, mà ai cũng đam mê và thích thú, đó là âm nhạc. Cụ thể hơn là cho con em làm quen và biết 1 loại nhạc cụ nào đó.

Qua quá trình làm việc và tư vấn, mình nhận được khá nhiều câu hỏi, bắt đầu xung quanh đàn organ và đàn piano, nên hôm nay mình sẽ so sánh đặc điểm cơ bản nhất của 2 loại này.

Tạm thời chúng ta chia ra làm 2 điểm nhận dạng:

1.Hình dạng hay kiểu dáng của piano và đàn organ (chính xác của nó là keyboard, nhưng người Việt chúng ta quen gọi là organ, nên mình sẽ dùng từ organ cho dễ nhận diện nhé!)
 

 
 
Đàn organ/ keyboard
 
 
Upright piano
 
Grand piano
 

Dòng đàn piano điện tử giả lập tiếng piano bằng chip điện tử giảm giá thành, đưa piano đến gần người sử dụng hơn

2.Chức năng của đàn organ và  đàn piano
- Điều khác biệt cơ bản nhất là đàn piano là đàn cơ, cổ điển, đàn không cần dùng điện, còn đàn organ làđàn điện tử, phải có điện mới xài được.

- Vì là đàn điện tử nên âm thanh của đàn organ không trung thực như đàn piano nhưng có thể giả lập nhiều âm thanh của nhiều nhạc cụ khác nhau và rất tiện về hòa âm phối khí cho người nhạc sĩ. ví dụ như tiếng Trống, bass, ghita, piano, violon…..và dĩ nhiên các tiếng này chi là giả lập nên sẽ không hay bằng các nhạc cụ chuẩn. (Nếu được phối hợp cùng các nhạc cụ chuẩn khác thì còn gì bằng, tuy nhiên ở Việt Namđàn organ được ưa chuộng nhất vì đàn organ có thể thay thế như 1 dàn nhạc, hơi không chuyên nghiệp nhưng tiện dụng và đỡ "hao" )

- Đàn piano thì ngược lại, nó chỉ có 1 loại âm thanh, nhưng tiếng của nó thì thanh tao, cổ điển, trầm bổng tuyệt vời.

Nói về âm thanh trung thực hay không trung thực thì cũng đừng vội xét đoán nó nhé! Mỗi loại đàn có cái hay riêng của nó. Đàn Piano thường được sử dụng ở dàn nhạc cổ điển, bán cổ điển và xuất hiện ở những nơi sang trọng. Còn đàn organ được sử dụng một cách bình dân, đại trà hơn, có thể chơi chung với dàn nhạc và cũng có thể chỉ 1 mình nó cũng thành 1 dàn nhạc. Nói như nhiều người thì đàn piano là loại đàn đẳng cấp bậc nhất, nhưng sử dụng đàn organ lại tiện lợi hơn rất nhiều.
Theo http://thegioinhaccu.com.vn

Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý

Thông thường, những cán bộ doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp mình đều trải qua những vị trí làm việc khác nhau với những vai trò khác nhau: nhân viên tập sự, quản lý công việc, giám đốc điều hành hay thành viên hội đồng quản trị... Khi doanh nghiệp phát triến đến một quy mô tương đối: có thương hiệu, có chế độ quản lý riêng, phân tầng quản lý rõ ràng, hình thành dần văn hóa công sở, thì việc ý thức đúng đắn giữa vai trò của lãnh đạo và quản lý càng trở nên quan trọng. 



Quản lý là phụ trách việc sắp xếp, điều hành cho một khâu nào đó trong sản xuất được tiến hành thuận lợi theo đúng trình tự quy định. Còn lãnh đạo là định hướng cho một tập thể hoạt động tích cực, tiến lên. Nói cách khác, lãnh đạo là hội tụ những kinh nghiệm bề rộng và chiều sâu của quản lý. Có 5 điểm phân biệt chính giữa vai trò của hai vị trí này mà trong thực tế sản xuất có thể nhận ra ngay: 

1. Người lãnh đạo: phải có những tố chất như tầm nhìn chiến lược, coi trọng đại cục, tư duy tổng hợp. 
Người quản lý: phải có tính chiến thuật, quán xuyến cục bộ và tính chức năng (chuyên môn cao) 

2. Người lãnh đạo: điều hành công việc như một bộ môn nghệ thuật, thường đảm nhận những vai trò trung gian, tác phong Ngườin nhã, quản lý từ xa. 
Người quản lý: Được đào tạo, có kỹ năng, dày ạn kinh nghiệm thực tế, là người giám sát trực tiếp. 

3. Người lãnh đạo: làm mọi việc trở nên hoàn hảo, phù hợp, hiệu quả; không bị giao những nhiệm vụ khó khăn. 
Người quản lý: cố gắng làm việc theo hướng hiệu quả, phù hợp, tận dụng mọi kỹ năng để giả quyết khó khăn. 

4. Người lãnh đạo: là mấu chốt gắn kết tình cảm của tập thể, người phát biểu và được ưu tiên đặc biệt trong mọi cuộc vui. 
Người quản lý: khách quan, công bằng, lãnh đạm; lo lắng mọi mặt cho các hoạt động tạp thể. 

5. Người lãnh đạo: thay đổi trình tự, có những sáng tạo vượt thời đại; nếu thất bại thì có ngay kế hoạch khác thay thế. 
Người quản lý: duy trì trật tự, thực tế và coi trọng hiệu quả trước mắt; vô cùng day dứt nếu mác phải sai phạm. 

Những so sánh trên khiến nhiều người cho rằng, lãnh đạo nhàn hơn quản lý nhiều. Vậy tại sao lại có sự phân biệt rõ rệt về vai trò, và tất nhiên kèm theo đó là đãi ngộ? Câu chuyện vui sau đây giúp nói rõ phần nào quy luật này. 

Trên thị trường, một bộ ba chú chim đang được bán rất chạy. Chú chim thứ nhất có giá 500 đồng, biết thao tác điều khiển máy vi tính. Chú chim thứ hai có giá 1.000 đồng biết lập chương trình hoạt động. Chú chim thứ ba có giá 2.000 đồng, không biết sử dụng máy tính càng không thạo lập trình, nhưng biết hót để gọi hai chú chim kia bay đến đúng lúc và làm đúng thao tác – chú chim CEO!
  Theo VietNamNetJobs

Sự khác nhau giữa hub, router và switch

Hub và switch, c hai thiết bị này đều có những vai trò tương tự trên mạng. Mỗi thiết bị dều đóng vai trò kết nối trung tâm cho tất cả các thiết bị mạng, và xử lý một dạng dữ liệu được gọi là "frame" (khung). Mỗi khung đều mang theo dữ liệu. Khi khung được tiếp nhận, nó sẽ được khuyếch đại và truyền tới cổng của PC đích. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai thiết bị này là phương pháp phân phối các khung dữ liệu. 



Với hub, một khung dữ liệu được truyền đi hoặc được phát tới tất cả các cổng của thiết bị mà không phân biệt các cổng với nhau. Việc chuyển khung dữ liệu tới tất cả các cổng của hub để chắc rằng dữ liệu sẽ được chuyển tới đích cần đến. Tuy nhiên, khả năng này lại tiêu tốn rất nhiều lưu lượng mạng và có thể khiến cho mạng bị chậm đi (đối với các mạng công suất kém). 

Ngoài ra, một hub 10/100Mbps phải chia sẻ băng thông với tất cả các cổng của nó. Do vậy khi chỉ có một PC phát đi dữ liệu (broadcast) thì hub vẫn sử dụng băng thông tối đa của mình. Tuy nhiên, nếu nhiều PC cùng phát đi dữ liệu, thì vẫn một lượng băng thông này được sử dụng, và sẽ phải chia nhỏ ra khiến hiệu suất giảm đi. 

Trong khi đó, switch lưu lại bản ghi nhớ địa chỉ MAC của tất cả các thiết bị mà nó kết nối tới. Với thông tin này, switch có thể xác định hệ thống nào đang chờ ở cổng nào. Khi nhận được khung dữ liệu, switch sẽ biết đích xác cổng nào cần gửi tới, giúp tăng tối đa thời gian phản ứng của mạng. Và không giống như hub, một switch 10/100Mbps sẽ phân phối đầy đủ tỉ lệ 10/100Mbps cho mỗi cổng thiết bị. Do vậy với switch, không quan tâm số lượng PC phát dữ liệu là bao nhiêu, người dùng vẫn luôn nhận được băng thông tối đa. Đó là lý do tại sao switch được coi là lựa chọn tốt hơn so với hub. 

Còn router thì khác hoàn toàn so với hai thiết bị trên. Trong khi hub hoặc switch liên quan tới việc truyền khung dữ liệu thì chức năng chính của router là định tuyến các gói tin trên mạng cho tới khi chúng đến đích cuối cùng. Một trong những đặc tính năng quan trọng của một gói tin là nó không chỉ chứa dữ liệu mà còn chứa địa chỉ đích đến. 

Router thường được kết nối với ít nhất hai mạng, thông thường là hai mạng LAN hoặc WAN, hoặc một LAN và mạng của ISP nào đó. Router được đặt tại gateway, nơi kết nối hai hoặc nhiều mạng khác nhau. Nhờ sử dụng các tiêu đề (header) và bảng chuyển tiếp (forwarding table), router có thể quyết định nên sử dụng đường đi nào là tốt nhất để chuyển tiếp các gói tin. Router sử dụng giao thức ICMP để giao tiếp với các router khác và giúp cấu hình tuyến tốt nhất giữa bất cứ hai host nào. 

Ngày nay, có rất nhiều các dịch vụ được gắn với các router băng rộng. Thông thường, một router bao gồm 4-8 cổng Ethernet switch (hoặc hub) và một bộ chuyển đổi địa chỉ mạng - NAT (Network Address Translator). Ngoài ra, router thường gồm một máy chủ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol), máy chủ proxy DNS (Domain Name Service), và phần cứng tường lửa để bảo vệ mạng LAN trước các xâm nhập trái phép từ mạng Internet. 

Tất cả các router đều có cổng WAN để kết nối với đường DSL hoặc modem cáp – dành cho dịch vụ Internet băng rộng, và switch tích hợp để tạo mạng LAN được dễ dàng hơn. Tính năng này cho phép tất cả các PC trong mạng LAN có thể truy cập Internet và sử dụng các dịch vụ chia sẻ file và máy in. 

Và như vậy, có thể nói một cách ngắn gọn là: hub được gắn cùng với một thành phần mạng Ethernet; switch có thể kết nối hiệu quả nhiều thành phần Ethernet với nhau; và router có thể đảm nhận tất cả các chức năng này, cộng thêm việc định tuyến các gói TCP/IP giữa các mạng LAN hoặc WAN, và tất nhiên còn nhiều chức năng khác nữa.