Video Studio

Mar 6, 2014

Khác nhau giữa múa rối nước và múa rối thông thường

Nghệ thuật rối nước có những đặc điểm khác với múa rối thông thường: dùng mặt nước làm sân khấu (gọi là nhà rối hay thủy đình), phía sau có phông che, xung quanh trang trí cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã... trên "sân khấu" này là những con rối (được làm bằng gỗ- gọi là chú tễu) biểu diễn nhờ sự điều khiển của những người phía sau phông thông qua hệ thống sào, dây... Biểu diễn rối nước không thể thiếu những tiếng trống, tiếng pháo phụ trợ.

Múa rối nước là một loại hình văn hoá nghệ thuật dân gian của Việt Nam, đã hình thành từ lâu đời, đến nay cũng chưa truy tìm được nguồn gốc đích xác như thế nào, không biết được ai là người đã tạo nên loại hình nghệ thuật này.

Múa rối nước (hay còn gọi là rối nước) là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống lâu đời của Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu thì nó ra đời và tồn tại song song với nền văn minh lúa nước từ thời các vua Hùng và miền đồng bằng sông Hồng là cái nôi sinh ra hình thức nghệ thuật này.

Những người nông dân nơi đây chăm làm và biết vui chơi. Ngoài thời gian canh tác, họ thường tổ chức những trò giải trí diễn vào các dịp lễ hội, ngày vui, ngày Tết. Múa rối nước là một sinh hoạt văn hoá truyền thống lâu đời, nó đã có từ xa xưa trong lịch sử văn hóa dân tộc với những nét độc đáo riêng.

Múa rối nước được manh nha từ công cuộc chế ngự nước, cải tạo nước thành yếu tố số một cho việc sản xuất nông nghiệp. Phạm vi hoạt động của nó bao gồm nhiều tỉnh như Thái Bình, Phú Thọ, Thanh Hoá, Nam Hà, Hà Tây... Yếu tố độc đáo của rối nước là sử dụng mặt nước làm sân khấu để con rối diễn trò, đóng kịch. Buồng trò rối nước được nhân dân quen gọi là nhà rối hay thủy đình, được dựng lên giữa ao, hồ với kiến trúc cân đối tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam. Tất cả buồng trò, sân khấu cùng trang bị cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã... đúng là một khu đình làng thu nhỏ lại thành một cảnh đẹp như trong mộng với những mái uốn cong lung linh phản chiếu trên mặt nước. Sân khấu rối nước là khoảng trống trước mặt buồng trò, nó chỉ thực sự hoàn chỉnh khi đã vào chương trình biểu diễn và cũng bắt đầu mất đi ngay khi chấm dứt tiết mục cuối cùng.


Theo Nghệ thuật văn hoá dân gian Việt Nam

0 nhận xét:

Post a Comment