3 smartphone Nokia chạy Android khác Lumia 520 những gì?

Thứ nhất. Nokia X sử dụng giao diện hoàn toàn mới nhưng vẫn tận dụng được các dịch vụ và hệ sinh thái Android mang lại.

Nhạc tiền chiến, nhạc Vàng và nhạc Đỏ

Bối cảnh ra đời của nhạc tiền chiến cũng chính là bối cảnh ra đời của tân nhạc Việt Nam. Đó là Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20 (cuối thập niên 30 cho đến chiến tranh Việt Pháp bùng nổ - 1945..

Thương hiệu: Làm khác đi hay vì làm tốt hơn?

Trong hai cuốn sách gối đầu dường cho giới quản trị là Chiến lược cạnh tranh (Competitive Strategy, 1980) và Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage, 1985), bậc thầy về chiến lược cạnh tranh Michael Porter cho rằng điều cốt lõi trong cạnh tranh là phải khác biệt hoá một cách rõ ràng so với các đối thủ.

Kim cương và thuỷ tinh khác nhau như thế nào?

Kim cương là một trong những loại đá quý nhất hiện có trên bề mặt trái đất. Vì thế có hiện tượng làm giả kim cương từ thủy tinh hoặc vật liệu khác...

Khác nhau HÀ NỘI vs SÀI GÒN

Sự khác nhau về sinh hoạt,suy nghĩ giữa hai thủ đô của Việt Nam: Hà Nội thủ đô chính trị, Sài Gòn thủ đô kinh tế, được thể hiện rất vui nhộn nhưng không kém phần ý nghĩa.

Video Studio

Mar 17, 2014

Sự khác nhau giữa đàn Piano và đàn organ


Trong thời buổi công nghệ và thời đại phát triển, các bậc phụ huynh bắt đầu cho con em mình học 1 ngôn ngữ chung của thế giới, mà ai cũng đam mê và thích thú, đó là âm nhạc. Cụ thể hơn là cho con em làm quen và biết 1 loại nhạc cụ nào đó.

Qua quá trình làm việc và tư vấn, mình nhận được khá nhiều câu hỏi, bắt đầu xung quanh đàn organ và đàn piano, nên hôm nay mình sẽ so sánh đặc điểm cơ bản nhất của 2 loại này.

Tạm thời chúng ta chia ra làm 2 điểm nhận dạng:

1.Hình dạng hay kiểu dáng của piano và đàn organ (chính xác của nó là keyboard, nhưng người Việt chúng ta quen gọi là organ, nên mình sẽ dùng từ organ cho dễ nhận diện nhé!)
 

 
 
Đàn organ/ keyboard
 
 
Upright piano
 
Grand piano
 

Dòng đàn piano điện tử giả lập tiếng piano bằng chip điện tử giảm giá thành, đưa piano đến gần người sử dụng hơn

2.Chức năng của đàn organ và  đàn piano
- Điều khác biệt cơ bản nhất là đàn piano là đàn cơ, cổ điển, đàn không cần dùng điện, còn đàn organ làđàn điện tử, phải có điện mới xài được.

- Vì là đàn điện tử nên âm thanh của đàn organ không trung thực như đàn piano nhưng có thể giả lập nhiều âm thanh của nhiều nhạc cụ khác nhau và rất tiện về hòa âm phối khí cho người nhạc sĩ. ví dụ như tiếng Trống, bass, ghita, piano, violon…..và dĩ nhiên các tiếng này chi là giả lập nên sẽ không hay bằng các nhạc cụ chuẩn. (Nếu được phối hợp cùng các nhạc cụ chuẩn khác thì còn gì bằng, tuy nhiên ở Việt Namđàn organ được ưa chuộng nhất vì đàn organ có thể thay thế như 1 dàn nhạc, hơi không chuyên nghiệp nhưng tiện dụng và đỡ "hao" )

- Đàn piano thì ngược lại, nó chỉ có 1 loại âm thanh, nhưng tiếng của nó thì thanh tao, cổ điển, trầm bổng tuyệt vời.

Nói về âm thanh trung thực hay không trung thực thì cũng đừng vội xét đoán nó nhé! Mỗi loại đàn có cái hay riêng của nó. Đàn Piano thường được sử dụng ở dàn nhạc cổ điển, bán cổ điển và xuất hiện ở những nơi sang trọng. Còn đàn organ được sử dụng một cách bình dân, đại trà hơn, có thể chơi chung với dàn nhạc và cũng có thể chỉ 1 mình nó cũng thành 1 dàn nhạc. Nói như nhiều người thì đàn piano là loại đàn đẳng cấp bậc nhất, nhưng sử dụng đàn organ lại tiện lợi hơn rất nhiều.
Theo http://thegioinhaccu.com.vn

Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý

Thông thường, những cán bộ doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp mình đều trải qua những vị trí làm việc khác nhau với những vai trò khác nhau: nhân viên tập sự, quản lý công việc, giám đốc điều hành hay thành viên hội đồng quản trị... Khi doanh nghiệp phát triến đến một quy mô tương đối: có thương hiệu, có chế độ quản lý riêng, phân tầng quản lý rõ ràng, hình thành dần văn hóa công sở, thì việc ý thức đúng đắn giữa vai trò của lãnh đạo và quản lý càng trở nên quan trọng. 



Quản lý là phụ trách việc sắp xếp, điều hành cho một khâu nào đó trong sản xuất được tiến hành thuận lợi theo đúng trình tự quy định. Còn lãnh đạo là định hướng cho một tập thể hoạt động tích cực, tiến lên. Nói cách khác, lãnh đạo là hội tụ những kinh nghiệm bề rộng và chiều sâu của quản lý. Có 5 điểm phân biệt chính giữa vai trò của hai vị trí này mà trong thực tế sản xuất có thể nhận ra ngay: 

1. Người lãnh đạo: phải có những tố chất như tầm nhìn chiến lược, coi trọng đại cục, tư duy tổng hợp. 
Người quản lý: phải có tính chiến thuật, quán xuyến cục bộ và tính chức năng (chuyên môn cao) 

2. Người lãnh đạo: điều hành công việc như một bộ môn nghệ thuật, thường đảm nhận những vai trò trung gian, tác phong Ngườin nhã, quản lý từ xa. 
Người quản lý: Được đào tạo, có kỹ năng, dày ạn kinh nghiệm thực tế, là người giám sát trực tiếp. 

3. Người lãnh đạo: làm mọi việc trở nên hoàn hảo, phù hợp, hiệu quả; không bị giao những nhiệm vụ khó khăn. 
Người quản lý: cố gắng làm việc theo hướng hiệu quả, phù hợp, tận dụng mọi kỹ năng để giả quyết khó khăn. 

4. Người lãnh đạo: là mấu chốt gắn kết tình cảm của tập thể, người phát biểu và được ưu tiên đặc biệt trong mọi cuộc vui. 
Người quản lý: khách quan, công bằng, lãnh đạm; lo lắng mọi mặt cho các hoạt động tạp thể. 

5. Người lãnh đạo: thay đổi trình tự, có những sáng tạo vượt thời đại; nếu thất bại thì có ngay kế hoạch khác thay thế. 
Người quản lý: duy trì trật tự, thực tế và coi trọng hiệu quả trước mắt; vô cùng day dứt nếu mác phải sai phạm. 

Những so sánh trên khiến nhiều người cho rằng, lãnh đạo nhàn hơn quản lý nhiều. Vậy tại sao lại có sự phân biệt rõ rệt về vai trò, và tất nhiên kèm theo đó là đãi ngộ? Câu chuyện vui sau đây giúp nói rõ phần nào quy luật này. 

Trên thị trường, một bộ ba chú chim đang được bán rất chạy. Chú chim thứ nhất có giá 500 đồng, biết thao tác điều khiển máy vi tính. Chú chim thứ hai có giá 1.000 đồng biết lập chương trình hoạt động. Chú chim thứ ba có giá 2.000 đồng, không biết sử dụng máy tính càng không thạo lập trình, nhưng biết hót để gọi hai chú chim kia bay đến đúng lúc và làm đúng thao tác – chú chim CEO!
  Theo VietNamNetJobs

Sự khác nhau giữa hub, router và switch

Hub và switch, c hai thiết bị này đều có những vai trò tương tự trên mạng. Mỗi thiết bị dều đóng vai trò kết nối trung tâm cho tất cả các thiết bị mạng, và xử lý một dạng dữ liệu được gọi là "frame" (khung). Mỗi khung đều mang theo dữ liệu. Khi khung được tiếp nhận, nó sẽ được khuyếch đại và truyền tới cổng của PC đích. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai thiết bị này là phương pháp phân phối các khung dữ liệu. 



Với hub, một khung dữ liệu được truyền đi hoặc được phát tới tất cả các cổng của thiết bị mà không phân biệt các cổng với nhau. Việc chuyển khung dữ liệu tới tất cả các cổng của hub để chắc rằng dữ liệu sẽ được chuyển tới đích cần đến. Tuy nhiên, khả năng này lại tiêu tốn rất nhiều lưu lượng mạng và có thể khiến cho mạng bị chậm đi (đối với các mạng công suất kém). 

Ngoài ra, một hub 10/100Mbps phải chia sẻ băng thông với tất cả các cổng của nó. Do vậy khi chỉ có một PC phát đi dữ liệu (broadcast) thì hub vẫn sử dụng băng thông tối đa của mình. Tuy nhiên, nếu nhiều PC cùng phát đi dữ liệu, thì vẫn một lượng băng thông này được sử dụng, và sẽ phải chia nhỏ ra khiến hiệu suất giảm đi. 

Trong khi đó, switch lưu lại bản ghi nhớ địa chỉ MAC của tất cả các thiết bị mà nó kết nối tới. Với thông tin này, switch có thể xác định hệ thống nào đang chờ ở cổng nào. Khi nhận được khung dữ liệu, switch sẽ biết đích xác cổng nào cần gửi tới, giúp tăng tối đa thời gian phản ứng của mạng. Và không giống như hub, một switch 10/100Mbps sẽ phân phối đầy đủ tỉ lệ 10/100Mbps cho mỗi cổng thiết bị. Do vậy với switch, không quan tâm số lượng PC phát dữ liệu là bao nhiêu, người dùng vẫn luôn nhận được băng thông tối đa. Đó là lý do tại sao switch được coi là lựa chọn tốt hơn so với hub. 

Còn router thì khác hoàn toàn so với hai thiết bị trên. Trong khi hub hoặc switch liên quan tới việc truyền khung dữ liệu thì chức năng chính của router là định tuyến các gói tin trên mạng cho tới khi chúng đến đích cuối cùng. Một trong những đặc tính năng quan trọng của một gói tin là nó không chỉ chứa dữ liệu mà còn chứa địa chỉ đích đến. 

Router thường được kết nối với ít nhất hai mạng, thông thường là hai mạng LAN hoặc WAN, hoặc một LAN và mạng của ISP nào đó. Router được đặt tại gateway, nơi kết nối hai hoặc nhiều mạng khác nhau. Nhờ sử dụng các tiêu đề (header) và bảng chuyển tiếp (forwarding table), router có thể quyết định nên sử dụng đường đi nào là tốt nhất để chuyển tiếp các gói tin. Router sử dụng giao thức ICMP để giao tiếp với các router khác và giúp cấu hình tuyến tốt nhất giữa bất cứ hai host nào. 

Ngày nay, có rất nhiều các dịch vụ được gắn với các router băng rộng. Thông thường, một router bao gồm 4-8 cổng Ethernet switch (hoặc hub) và một bộ chuyển đổi địa chỉ mạng - NAT (Network Address Translator). Ngoài ra, router thường gồm một máy chủ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol), máy chủ proxy DNS (Domain Name Service), và phần cứng tường lửa để bảo vệ mạng LAN trước các xâm nhập trái phép từ mạng Internet. 

Tất cả các router đều có cổng WAN để kết nối với đường DSL hoặc modem cáp – dành cho dịch vụ Internet băng rộng, và switch tích hợp để tạo mạng LAN được dễ dàng hơn. Tính năng này cho phép tất cả các PC trong mạng LAN có thể truy cập Internet và sử dụng các dịch vụ chia sẻ file và máy in. 

Và như vậy, có thể nói một cách ngắn gọn là: hub được gắn cùng với một thành phần mạng Ethernet; switch có thể kết nối hiệu quả nhiều thành phần Ethernet với nhau; và router có thể đảm nhận tất cả các chức năng này, cộng thêm việc định tuyến các gói TCP/IP giữa các mạng LAN hoặc WAN, và tất nhiên còn nhiều chức năng khác nữa. 

5 điểm khác biệt giữa "gái già" và "gái trẻ" công sở

Dưới đây là 5 điểm khác biệt giữa "gái già" và "gái trẻ" ở công sở. Cùng xem tranh và kiểm tra xem bạn là "gái già" hay "gái trẻ" nhé.

Mục đích làm việc
gái công sở, công sở, gái trẻ, gái già
Những cô nàng "trẻ trâu" thường làm việc theo sở thích và chỉ làm khi có hứng. Nếu bị sếp ép làm những việc mình không thích, "gái trẻ" thường chán nản, làm mãi không xong hoặc chỉ qua quýt lấy lệ.
gái công sở, công sở, gái trẻ, gái già
"Gái già" thường chẳng mấy khi còn hứng thú với công việc, đơn giản vì làm nhiều rồi nên chán hoặc niềm đam mê bị chai sạn vì tuổi tác và những khó khăn gặp phải. "Gái già" làm việc chủ yếu vì cuộc sống mưu sinh, hay nói trắng ra là vì tiền.
Màn hình máy tính ở cơ quan
gái công sở, công sở, gái trẻ, gái già
"Gái trẻ" xì-teen, mộng mơ nên hay để hình nền máy tính là các anh diễn viên, ca sĩ đẹp trai, hoặc ảnh chụp chung với người yêu vô cùng tình tứ. Hình nền của gái trẻ được thay xoành xoạch, có khi được thay theo... giờ.
gái công sở, công sở, gái trẻ, gái già
"Gái già" đã hết tuổi mộng mơ, "mê trai" nên chẳng để hình nền trai đẹp, cũng chẳng còn yêu chồng tới mức để hình nền ngắm hàng ngày. Hình nền máy tính của "gái già" chủ yếu là ảnh con, hoặc khô khan tới mức là hình nền mặc định của Windows. "Gái già" cũng hiếm khi thay đổi hình nền, quanh năm suốt tháng chỉ để một ảnh.
Bữa cơm trưa
gái công sở, công sở, gái trẻ, gái già
"Gái trẻ" biếng nhác, ngại nấu cơm, hay ngủ nướng buổi sáng nên thường gọi đồ ăn về hoặc đi ăn tiệm, có khi còn nhịn đói cho qua bữa trưa.
gái công sở, công sở, gái trẻ, gái già
"Gái già" cẩn thận, chỉn chu luôn chăm chỉ nấu cơm mang đi làm. Phần vì "gái già" tiết kiệm, phần vì lo lắng, không dám ăn đồ bên ngoài do không an tâm về chất lượng.
Chủ đề các cuộc "tám" nơi công sở
gái công sở, công sở, gái trẻ, gái già
"Gái trẻ" có buôn chuyện thì chủ yếu nói về trai đẹp, phim Hàn, quần áo, mỹ phẩm, hoặc kể lể cho nhau về chuyện yêu đương.
gái công sở, công sở, gái trẻ, gái già
"Gái già" thì suốt ngày bàn luận chuyện chợ búa, con cái, hoặc nói xấu chồng và nhà chồng.
Giờ đi về
gái công sở, công sở, gái trẻ, gái già
"Gái trẻ" dù tan làm nhưng vẫn ngồi lì ở công ty, đôi khi là để làm nốt việc. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là ở lại để lướt web xem phim vì mạng ở công ty tốc độ gấp bội lần ở nhà.
gái công sở, công sở, gái trẻ, gái già
"Gái già" thì lại là chuyên gia đi muộn về sớm, hết giờ làm là vội vã rời công ty ngay. Bởi "gái già" còn vô vàn việc nhà phải cáng đáng: đi chợ, nấu cơm, đón con,...
(Theo Pháp luật Xã hội)

Sự khác nhau giữa sống và tồn tại


Cuộc sống luôn tươi đẹp, tùy theo cách chúng ta nhìn nhận về nó.

Vẫn những thói quen không biết bắt đầu tự bao giờ, cứ mỗi sáng thức dậy tôi thường đến bên cửa sổ hít một hơi thật dài, nhìn ra khoảng không rộng lớn bên ngoài và tự nhủ rằng, sẽ ổn thôi.
Tôi không chỉ dành lời tự sự đó cho bản thân mình, tôi dành thêm một phần cho nhữngngười mà tôi gặp và giao tiếp mỗi ngày, dường như cuộc sống nhộn nhịp này đang lẳng lặng lấy đi những khoảng riêng của mỗi người, những công việc, tiền bạc, tình cảm... và cứ như vậy họ bị cuốn trôi.
Bắt đầu một ngày làm việc mới bằng những email, sau khi lướt qua những email liên quan đến công việc tôi dừng lại và bị cuốn vào một email hỏi tôi về giá trị của cuộc sống khi em đang rất bế tắc về chuyện gia đình, tình cảm. Em đặt ra cho tôi rất nhều câu hỏi như đang muốn tìm ra bản chất thực sự về cuộc sống của mình khi em có mặt trên cuộc đời này, em không biết mình đang sống hay đang tồn tại?
Bản thân con người không ai hoàn hảo cả. Vấn đề là ta biết mình là ai và đứng ở đâu giữa thế giới rộng lớn này mà thôi. Sống và tồn tại, ta đang ở vị trí nào? Tại sao chúng ta lại phải sống thế này ngày qua ngày? Tại sao chúng ta không có cách giải thoát tốt nhất? Hay tự bản thân mỗi con người trong thế giới này đều tồn tại mà không biết mình đang tồn tại?
Bạn đang sống và cảm nhận về cuộc sống của bạn như thế nào? Nhiều người trong chúng ta luôn lẫn lộn giữa sống và tồn tại. Ranh giới giữa chúng khá mong manh và nhiều người chấp nhận tồn tại để được sống trong vỏ bọc an toàn và kín kẽ đến cuối cuộc đời. Là một thực thể của xã hội, bạn đã bao giờ tự hỏi rằng mình đang sống hay đang tồn tại như em chưa?
Sống khác tồn tại bạn ạ. Sống là khi bạn cảm nhận được những trải nghiệm của hành trình cuộc đời mình và bạn luôn sẵn sàng để đối mặt với những cạm bẫy khó khăn để vượt qua chúng. Sống là khi bạn thấy sự tồn tại của mình có ý nghĩa với những người xung quanh.
Là mỗi sáng mai thức dậy bạn cảm nhân thấy cuộc đời này cần lắm những yêu thương, là khi bạn biết rằng mình có thể làm nên những điều kỳ diệu cho những người xung quanh, là khi bạn hiểu sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình... như lời Phật dạy.
chong1-771012-1368306201_600x0.jpg
Những triết lý sâu sắc của đạo Phật dạy ta rằng: "Hãy sống thực sự và hết mình cho cuộc sống để thấy rằng cuộc đời luôn tươi đẹp. Và dù người đời có cho là bạn sống viễn vông, hãy luôn sống thật tốt đẹp và sẽ có người tốt đẹp chân thành đến với bạn. Chỉ cần chúng ta trân trọng và yêu thương cuộc sống của mình, làm những việc mà mình yêu thích, sống thực sự với từng khoảnh khắc. Những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn".
Và nếu có ai đó không yêu quý hay thù ghét bạn, hãy mỉm cười để chứng tỏ rằng cuộc sống của mình không phụ thuộc vào cảm xúc của bất cứ một ai khác ngoài bản thân bạn. Đôi lúc chúng ta quá chú trọng tới bản thân để rồi luôn khó chịu với những ai không mang lại niềm vui cho mình. Vậy sao bạn không rộng lượng và bao dung với họ, bởi không có gì có thể thay đổi con người nhanh chóng bằng lòng nhân từ. Hãy để nhân cách và sự rộng lượng của bạn tỏa sáng.
Muốn người khác thay đổi, trước hết bạn phải thay đổi, đừng lúc nào cũng yêu cầu họ làm điều này điều khác cho bạn. Việc thay đổi tư duy và hành động của người khác để phù hợp với quan điểm của bạn là điều rất khó có thể xảy ra, bởi vì bản chất của họ vốn là như thế. Buộc một người lười biếng thay đổi để chăm chỉ thì cách nhanh nhất là cho họ thấy bạn chăm chỉ như thế nào. Nhìn sự chăm chỉ mang lại kết quả tôt đẹp chắc chắn họ sẽ thay đổi hành vi và lối sống của họ. Thế nên, trước tiên hãy thay đổi chính mình nếu muốn ai đó thay đổi theo cách mà bạn mong muốn.
Và khi bạn nghĩ rằng bạn không có cơ hội để đạt được những điều bạn muốn, chắc chắn bạn sẽ không đạt được. Nhưng nếu bạn có niềm tin, không sớm thì muộn bạn cũng sẽ có nó. Vậy nên, hãy tin rằng mình có thể làm được. Bởi vì không gì quý trọng bằng niềm tin, có niềm tin chúng ta sẽ còn hy vọng. Còn hy vọng nhất định chúng ta sẽ có được điều mình muốn. Hãy luôn tin cuộc sống sẽ dành phần thưởng xứng đáng với những ai biết kiếm tìm thành công.
Cuối cùng, cuộc sống luôn tươi đẹp, tùy theo cách chúng ta nhìn nhận về nó. Nếu như bạn muốn sống không chỉ là tồn tại? Thế thì hãy sống thật vui và thật hạnh phúc. Hãy làm những điều bạn muốn làm và hình thành những thói quen tốt để cuộc sống của bạn luôn vui vẻ.
Bản thân tôi, mỗi ngày trôi qua tôi luôn tìm thấy cho mình được những khám phá mới đầy thú vị và mình chưa từng được trải qua nó. Tôi biết mình đang sống không chỉ là tồn tại, một cuộc sống đầy ý nghĩa về giá trị và nhân văn khi tôi còn có thể mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người. Tôi luôn tự nhắc nhở mình không được vô cảm, không được làm những việc vô nghĩa và luôn luôn biết yêu thương, chia sẻ... và đó cũng là câu trả lời của tôi cho những dòng email của em, một người em mà tôi không biết.
Cuộc sống vô thường, đôi lúc bế tắc hay không nhìn thấy giá trị tươi đẹp của cuộc sống tôi lại tự hỏi mình: "Sống và tồn tại? Đã khi nào ta bình yên được như thế?". Còn bạn thì sao? Đã bao giờ bạn tự hỏi con tim mình: "Liệu ta đang sống hay chỉ là đang tồn tại?"
                                                                                                                     Khả Anh/ngoisao.net

Mar 15, 2014

Sự khác nhau về ngữ pháp giữa tiếng Anh-Anh và Anh-Mỹ (Phần II)


Ngay từ khi bắt đầu làm quen với tiếng Anh, người học đều nhận thức được rằng tiếng Anh – Anh và Anh – Mỹ là khác nhau, thế nhưng người học có thể dễ dàng rơi vào ma trận nhầm lẫn việc phân biệt và thống nhất cách sử dụng hai dạng tiếng Anh đó. Hi vọng phần II của bài viết này sẽ là gợi ý và “cứu cánh” cho các bạn trong những tình huống khó khăn.



1. Cách sử dụng giới từ
Có một số cách sử dụng từ vựng khác nhau giữa Anh-Anh và Anh – Mĩ:
Anh – AnhAnh – Mĩ
at the weekendon the weekend
in a teamon a team
please write to me soonplease write me soon

2. Quá khứ (Past Simple) và quá khứ hoàn thành (Past Participles)
Những động từ sau có thể được chấp nhận để sử dụng cả hai dạng quá khứ đơn/ quá khứ hoàn thành ở hai loại: Anh – Anh và Anh – Mỹ. Tuy nhiên dạng động từ bất quy tắc thường được sử dụng trong Anh – Anh và dạng có quy tắc được sử dụng nhiều trong Anh – Mỹ.
Burn
Burnt OR burned
Dream
dreamt OR dreamed
Lean
leant OR leaned
Learn
learnt OR learned
Smell
smelt OR smelled
Spell
spelt OR spelled
Spill
spilt OR spilled
Spoil
spoilt OR spoiled
3. Chính tả (Spelling)
Chính tả là yếu tố tạo nên sự khác biệt lớn nhất giữa hai loại tiếng Anh: Anh - Anh và Anh - Mỹ.
· Những từ kết thức bằng –or (Anh - Mỹ) –our (Anh – Anh): color, colour, humor, humour, flavor, flavour...
· Những từ kết thúc bằng – ize (Anh - Mỹ) – ise (Anh – Anh): recognize, recognise, patronize, patronise...
Hay:
Anh – Mỹ
Anh - Anh
-re (centre)
-er (center)
-ogue (dialogue)
-og (dialog)
-ence (defence)
-ense (defense)
· Anh – Anh thường gấp đôi phụ âm cuối trong khi Anh – Mỹ có khi không như vậy, đặc biệt là với phụ âm “l”:
Travel - traveller - travelling (Anh – Anh)
Travel - traveler - traveling (Anh – Mỹ)
Để nắm vững sự khác biệt giữa hai loại tiếng Anh đấy như “mò kim đáy biển”, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của công cụ kiểm tra chính tả (spell check) để tạo sự nhất quán trong cách sử dụng – nếu như bạn đang sử dụng máy tính. Và bạn có thể sử dụng loại tiếng Anh nào mà bạn thích. Tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất là việc lựa chọn từ vựng và cách phát âm. Để khắc phục điều này bạn có thể sử dụng từ điển như một công cụ hỗ trợ đắc lực vì hầu hết các từ điển đều có hướng dẫn chính tả và giải thích cụ thể hai loại tiếng Anh: Anh – Anh và Anh – Mỹ:
· Ở một số từ điển của Mỹ (US), sự khác biệt bao gồm từ đầu mục (headword) với sự khác biệt được đánh dấu ở trong ngoặc đơn. Ví dụ như colo(u)r
· Ở một số từ điển của Anh (British), sự khác biệt được đánh dấu ngay sau từ đầu mục. Ví dụwatch, plural watches; glass, plural glasses.

Hi vọng qua hai phần giới thiệu về sự khác biệt giữa Anh – Anh và Anh – Mỹ, bạn có thể nắm vững và có sự phân biệt rõ ràng hơn. Global Education chúc bạn luôn có sự lựa chọn đúng đắn trong con đường học tâp của mình.
Tư Hiền_Global education

Sự khác nhau về ngữ pháp giữa tiếng Anh-Anh và Anh-Mỹ (Phần I)

Người Mỹ dùng tiếng Anh nhưng lại phát triển nó theo một hướng hơi khác, nhất là trong văn nói.

a. người Mỹ dùng Quá khứ đơn trong vài trường hợp người Anh dùng Hiện tại hoàn thành

Ví dụ:

Mỹ: He just went home.

Anh: He’s just gone home.

Mỹ: Er, honey… I crashed the car.

Anh: Er, honey… I’ve crashed the car.

Cưng ơi, anh đã làm tông xe rồi.

b. Người Mỹ dùng TO HAVE hơi khác so với người Anh.

- Mỹ: Do you have a problem?
Anh (đa số): Have you got a problem?

c. Quá khứ phân từ của TO GET: người Mỹ dùng GOT hay GOTTEN, người Anh dùng GOT.

* Người Mỹ dùng những động từ: burn, dream, lean, learn, smell, spell, spill, spoil như động từ có quy tắc. Người Anh cũng dùng như động từ quy tắc (thêm ED) nhưng thường thêm -T hơn.

* Người Mỹ dùng TO WAKE nhưng động từ quy tắc hay bất quy tắc, người Anh chỉ dùng như động từ bất quy tắc.

- Người Anh dùng các động từ dive, fit, quit, wet như động từ có quy tắc. Người Mỹ dùng như bất quy tắc.

Dive dove dive

Fit fit fit

Quit quit quit

Wet wet wet

d. Người Mỹ đôi khi dùng HIS trong trường hợp người Anh dùng ONE’S.

- Mỹ: One should do his best

Anh: One should do one’s best.

Người ta nên làm hết sức mình.

e. Người Mỹ ưa dùng thì Hiện tại Bàng thái cách trong khi người Anh dùng SHOULD

Mỹ: It’s essential that he be informed.

Anh: It’s essential that he should be informed.

Ông ấy cần được báo tin.

f. Sau một động từ đặc biệt, người Anh thường dùng DO thay cho động từ chính, còn người Mỹ không dùng DO.

- Mỹ: Come and stay with us. – I may, if I have time.

Anh: Come and stay with us . – I may do, if I have time.

Hãy đến và ở cùng chúng tôi nhé. – Tôi sẽ làm thế nếu có thời gian.

g. Nói điện thoại

- Mỹ: Hello, is this Harold?

Anh: Hello, is that Harold?

Alo, có phải Harold đó không?

h. Trong văn nói, nhiều người Mỹ dùng LIKE trong những trường hợp người Anh trí thức dùng AS hay AS IF.

- Mỹ: It looks like it’s going to rain.

Anh: It looks as if it’s going to rain.

Trời có vẻ sắp mưa.

- Mỹ: Nobody loves you like I do.

Anh: Nobody loves you as I do.

Không ai yêu em như anh yêu em.

i. Trong văn nói, đôi khi người Mỹ dùng phó từ không có -ly.

- Mỹ: He looked at my real strange.

Anh: He looked at me really strangely.

Anh ấy nhìn tôi một cách lạ lùng.