Bằng cử nhân có khó xin việc hơn bằng kĩ sư? Đại học khác học viện ra sao?
Bằng cử nhân và kĩ sư khác nhau thế nào? Có phải bằng cử nhân khó xin việc hơn?
Các trường ĐH khối xã hội và kinh tế đào tạo trong vòng thời gian 4 năm thì được gọi là hệ cử nhân.
Các trường ĐH thuộc khối kỹ thuật đào tạo trong vòng thời hạn 5 năm thì được gọi là kỹ sư. Kỹ sư đào tạo nhiều hơn 1/2 đến 1 năm so với cử nhân và chuyên biệt trong một ngành khoa học nào đó, khi tác nghiệp thì sử dụng kiến thức chuyên môn của mình.
Như vậy bằng cử nhân là bằng của khối các trường nhóm xã hội và kinh tế, bằng kỹ sư là bằng của khối các trường kỹ thuật.
Một số trường khối kĩ thuật, sinh viên có thể lựa chọn để đăng kí tốt nghiệp: Chương trình cử nhân hay chương trình kĩ sư như ĐH Xây dựng, ĐH Bách khoa. Bạn có thể tham khảo chương trình đào tạo của ĐH Bách khoa Hà Nội dưới đây để phân biệt rõ hơn:
Chương trình cử nhân | Chương trình kỹ sư | |
Thời gian thiết kế | 4 năm | 4 + 1 năm |
Khối lượng kiến thức | 128-132 tín chỉ | 152-156 tín chỉ |
Định hướng đào tạo | Ngành rộng, định hướng cơ bản | Chuyên ngành, định hướng nghề nghiệp |
Bằng cấp | CN khoa học hoặc CN kỹ thuật | KS chuyên ngành |
Cơ hội học tiếp | Kỹ sư: 1 năm Thạc sĩ: 1,5-2 năm | Thạc sĩ: 1-1,5 năm Tiến sĩ: 4 năm |
Ngoài ra việc nói bằng cử nhân khó xin việc hơn so với các bằng khác là không có cơ sở. Việc sinh viên tốt nghiệp bằng cử nhân ra trường có xin được việc làm hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: hiểu biết về đời sống xã hội, chịu được áp lực công việc...
Cho em biết, học viện và đại học khác nhau như thế nào? Bằng cấp của hai tên gọi này có gì khác nhau không?
Học viện có phần dạy và phần nghiên cứu (thường Học viện là đơn vị của ngành), còn ĐH chuyên giảng dạy. Tuy nhiên, Học viện thường đào tạo sâu và mang tính chất chuyên môn cao, thiên về nghiên cứu; còn đào tạo của ĐH mang tính nghề nghiệp nhiều hơn.
Bằng cấp của Học viện cũng như của ĐH đều giống nhau do Bộ GD-ĐT quy định, sinh viên ra trường đều được cấp bằng cử nhân
0 nhận xét:
Post a Comment