Đất nước Trung Quốc nổi tiếng được mọi người biết tới không chỉ vì có dãy Vạn Lý Trường Thành mà còn vì đây được coi là quê hương đầu tiên của lá trà.
Ngoài tác dung giúp giải nhiệt ra thì trà còn được coi như một loại thần dược giúp các bậc thi nhân như Đõ Phủ, Bạch Cư Dị sáng tác ra những áng thơ bất hủ vượt thời gian
Trà gọi theo nguồn gốc Trung Quốc có tên là “cha”. Đối với người Trung Quốc, uống trà không chỉ đơn thuần là giải khát mà còn mang rất nhiều ý nghĩa thú vị. Đó là khoảng thời gian ngồi bên nhau của những thành viên trong gia đình, bạn bè, người thân… trò chuyện với nhau để giữ cho mối quan hệ được gắn bó bền lâu, tâm đầu ý hợp. Uống trà một mình để có phút suy ngẫm tường tận những sự việc xảy ra trong cuộc đời. Uống trà cũng là lúc thư giãn, tĩnh tâm để tinh thần luôn an lạc… và còn nhiều ý nghĩa khác nữa. Từ đó, uống trà không còn là một việc thông thường mà là cả một nghệ thuật, mà những gì liên quan đến cái thú này đều được chăm chút kỹ lưỡng, từ bình, chén uống trà đến nước pha trà, loại trà được chọn, đến chỗ ngồi, đến người bạn hiền đối ẩm…
Người Trung Quốc uống trà đã có hơn 4 nghìn năm lịch sử, trong sinh họat hằng ngày ngày của người TQ không thể thiếu một loại nước giải khát đó là trà, tục ngữ có câu: “củi đóm, gạo dầu, muối, tương, dấm và trà” Trà được liệt vào một trong 7 thứ quan trọng trong cuộc sống, có thể thấy được uống trà là điều rất quan trọng. Dùng trà để tiếp khách là thói quen của người TQ. Khi có khách đến nhà, chủ nhà liền bưng một chén trà thơm ngào ngạt cho khách, vừa uống vừa chuyện trò, bầu không khí rất thoải mái.
Được biết, trước năm 280, ở miền Nam TQ có một nước nhỏ gọi là nước Ngô, mỗi khi nhà vua thết tiệc các đại thần, thường ép các đại thần uống rượu cho say mềm. Trong số các đại thần có một đại thần tên là Vĩ Siêu không uống được nhiều rượu, nhà vua cho phép ông ta uống trà thay rượu. Từ đó về sau, các quan văn bắt đầu dùng trà để tiếp khách. Đến đời nhà Đường, uống trà đã trở thành thói quen của mọi người. Nghe nói, thói quen này còn có liên quan đến Phật giáo. Vào khoảng năm 713 đến năm 741, lúc đó các sư sãi và các tín đồ trong nhà chùa do ngồi tụng kinh trong thời gian dài, thường hay ngủ ngật và ăn vặt, nhà sư liền nghĩ ra cách cho họ uống trà cho tỉnh táo, từ đó, biện pháp này được lưu truyền đi khắp nơi.
Trong khi đó, những gia đình giàu có của nhà Đường, còn mở phòng chuyên pha trà, thưởng thức trà và đọc sách, gọi là phòng trà. Năm 780, ông Lục Vũ chuyên gia về trà của nhà Đường đã tổng kết kinh nghiệp trồng trà, làm trà và uống trà, viết cuốn sách về trà đầu tiên của TQ với tựa đề: “Kinh nghiệm về trà”. Trong đời nhà Tống, nhà vua Tống Huy Tôn dùng tiệc trà để thết các đại thần, tự tay pha trà; Trong Hoàng cung đời nhà Thanh, không những uống trà, mà còn dùng trà tiếp khách nước ngoài. Ngày nay, hàng năm vào những ngày tết quan trọng như : tết dương lịch hoặc tết xuân v,v,có một số cơ quan, đoàn thể thường tổ chức liên hoan tiệc trà.
Ở TQ, trà đã hình thành một nền văn hóa độc đáo. Mọi người coi việc pha trà, thưởng thức trà là một nghệ thuật. Từ xưa đến nay, ở các nơi TQ đều có mở quán trà, hiệu trà v,v với những hình thức khác nhau, trên phố Tiền Môn tấp nập ở Bắc Kinh cũng có quán trà. Mọi người ở đây uống trà, ăn điểm tâm, thưởng thức những tiết mục văn nghệ, vừa được nghỉ ngơi lại vừa giải trí, đúng là một công đôi việc. Ở miền Nam TQ, không những có lầu trà, quán trà, mà còn có một loại lều trà, thường là ở những nơi phong cảnh tươi đẹp, du khách vừa uống trà, vừa ngắm cảnh.
Uống trà cũng có những thói quen, chẳng hạn như trà, mỗi nơi lại có thói quen riêng, thích uống những loại trà cũng không giống nhau. Người Bắc Kinh thích uống trà hoa nhài, người Thượng Hải lại thích uống trà xanh. Người Phúc Kiến ở miền Đông Nam TQ lại thích uống trà đen v,v. Có một số địa phương, khi uống trà lại thích bỏ thêm gia giảm, chẳng hạn như một số địa phương ở tỉnh Hồ Nam ở miền Nam thường lấy trà gừng muối để tiếp khách, không những có trà, mà còn cho gừng, muối, bột đỗ tương và vừng, khi uống vừa quấy vừa uống, cuối cùng đổ bột đỗ tương, gừng, vừng và trà vào mồn ăn, nhấm nháp hương vị thơm ngon, vì vậy có nhiều địa phương còn gọi “uống trà” là “ăn trà”.
Cách pha trà mỗi điạ phương lại có thói quen khác nhau, vùng miền Đông TQ, thích dùng tích pha trà, khách đến nhà, liền bỏ trà vào tích, đổ nước sôi, đội cho ngấm rồi rót ra chén, mời khách uống. Có nơi, như trà công phu ở Trương Châu tỉnh Phúc Kiến ở miền Đông, không những tách, chén rất khác biết, mà cách pha trà cũng rất đặc biệt, hình thành nghệ thuật pha trà rất độc đáo.
Ở các nơi TQ nghi lễ uống trà cũng không giống nhau, ở Bắc Kinh, khi chủ nhà bưng trà mời khách, người khách phải lập tức đứng dậy, hai tay đỡ lấy chén trà, rồi cảm ơn. Ở Quảng, Đông, Quảng Tây miền Nam TQ, sau khi chủ nhà bưng tra lên, phải khum bàn tay phải lại gõ nhẹ lên lên bàn 3 lần, tỏ ý cảm ơn, ở một số khu vực khác, nếu như khách muốn uống thêm, thì trong chén để lại ít nước trà, chù nhà thấy vậy sẽ rót thêm, nếu như uống cạn, chủ nhà sẽ cho rằng bạn không muốn uống nữa, thì sẽ không rót thêm nữa.
Nổi tiếng về trà ở Trung Quốc có thể kể đến trà Ô Long và trà Long Tỉnh. Ô Long là loại trà xanh có chứa nhiều dược chất như tanin, têofinlin, têobromin và các vitamin C, PP, K, B2 và một số axit amin khác, khả năng làm chậm quá trình lão hóa. Trà Long Tỉnh, là loại trà xanh nổi tiếng, được trồng ở khu vực Hàng Châu (làng Long Tĩnh) với nét đặc trưng là hình dáng lá cờ (tam giác). Loại trà này gắn liền với truyền thuyết về con rồng nằm dưới đáy giếng khô (thuộc vùng Vân Nam) đã phun mưa khi vị sư khấn cầu để dân thoát khỏi nạn hạn hán kéo dài và tưới mát các nương trà đang khô héo. Vua Càn Long cũng là một trong những người yêu thích loại trà này bởi vị ngọt thanh thuần khiết, đặc trưng, từ đó trà Long Tĩnh trở thành một trong những vật dùng để tiến cung hàng năm của vùng Hàng Châu.
Ba Linh sưu tầm và biên soạn
0 nhận xét:
Post a Comment