Video Studio

Feb 24, 2014

Nhạc tiền chiến, nhạc Vàng và nhạc Đỏ

Nhạc Tiền Chiến
Nhạc Tiền Chiến mang âm hưởng trữ tình lãng mạn
Bối cảnh ra đời của nhạc tiền chiến cũng chính là bối cảnh ra đời của tân nhạc Việt Nam. Đó là Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20 (cuối thập niên 30 cho đến chiến tranh Việt Pháp bùng nổ - 1945), xuất hiện sau phong trào thơ mới và dòng văn học lãng mạn vài năm. Loại hình này vẫn phát triển đến 1954.

Sau năm 1954, Việt Nam chia làm hai miền với chế độ khác nhau. Những nhạc sĩ tiền chiến ở lại miền Bắc không còn sáng tác, hoặc không phổ biến những ca khúc trữ tình lãng mạn. Những nhạc phẩm tiền chiến cũng giống như các tác phẩm văn học lãng mạn (ví dụ tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn ) không được phép lưu hành. Những bài hát ở miền Bắc khi đó thường để cổ vũ chiến đấu, xây dựng đất nước, đấu tranh cách mạng... và được xếp vào dòng nhạc Đỏ. Còn miền Nam vẫn tiếp thu và phát triển lên được gọi dân dã là nhạc Vàng.

Nhạc Vàng
Nhạc Vàng” được dùng lần đầu tiên vào những năm cuối của thập niên 60 ở miền Nam Việt Nam khi Ban “Nhạc Vàng” của nhạc sĩ Phó Quốc Lân ra mắt và trình tấu định kỳ trên đài truyền hình Sài Gòn. Nhạc Vàng lâu nay vẫn được mặc định là nhạc của của chế độ Việt Nam Cộng Hoà (Nhạc Nguỵ)

Nhạc Đỏ
 “Nhạc Đỏ” còn gọi Nhạc cách mạng. Các ca khúc nhạc đỏ thường để cổ vũ tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, phục vụ kháng chiến, truyền đạt những chính sách của nhà nước, khuyến khích tình yêu lý tưởng cộng sản, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, và những bài hát trữ tình cách mạng, thể hiện tình yêu quê hương đất nước hoặc cổ vũ lao động, xây dựng.

0 nhận xét:

Post a Comment