3 smartphone Nokia chạy Android khác Lumia 520 những gì?

Thứ nhất. Nokia X sử dụng giao diện hoàn toàn mới nhưng vẫn tận dụng được các dịch vụ và hệ sinh thái Android mang lại.

Nhạc tiền chiến, nhạc Vàng và nhạc Đỏ

Bối cảnh ra đời của nhạc tiền chiến cũng chính là bối cảnh ra đời của tân nhạc Việt Nam. Đó là Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20 (cuối thập niên 30 cho đến chiến tranh Việt Pháp bùng nổ - 1945..

Thương hiệu: Làm khác đi hay vì làm tốt hơn?

Trong hai cuốn sách gối đầu dường cho giới quản trị là Chiến lược cạnh tranh (Competitive Strategy, 1980) và Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage, 1985), bậc thầy về chiến lược cạnh tranh Michael Porter cho rằng điều cốt lõi trong cạnh tranh là phải khác biệt hoá một cách rõ ràng so với các đối thủ.

Kim cương và thuỷ tinh khác nhau như thế nào?

Kim cương là một trong những loại đá quý nhất hiện có trên bề mặt trái đất. Vì thế có hiện tượng làm giả kim cương từ thủy tinh hoặc vật liệu khác...

Khác nhau HÀ NỘI vs SÀI GÒN

Sự khác nhau về sinh hoạt,suy nghĩ giữa hai thủ đô của Việt Nam: Hà Nội thủ đô chính trị, Sài Gòn thủ đô kinh tế, được thể hiện rất vui nhộn nhưng không kém phần ý nghĩa.

Video Studio

Feb 28, 2014

Sự khác nhau giữa bồ và vợ

Đàn ông nào cũng có bồ hoặc vợ. Một số người có cả hai. Cùng là phụ nữ, nhưng bồ và vợ nhiều lúc cư xử khác nhau một cách lạ kỳ. Dưới đây, chúng tôi xin thống kê ra vài điểm để bạn đọc tiện so sánh và rút ra kinh nghiệm.

1. Bồ thích rủ ta đi chơi khuya. Vợ luôn bắt ta về sớm.

2. Vợ đưa ta về nhà bà ngoại. Bồ muốn đưa ta tới cửa hàng.

3. Bồ muốn ta mặc quần áo đẹp. Vợ muốn ta mặc quần áo bền.

4. Bồ thích ta mua quà. Vợ thích ta mua đồ dùng trong nhà.

5. Khi ta đưa thứ gì ra, vợ hỏi giá tiền, còn bồ hỏi bao giờ đưa món tiếp theo.

6. Đi du lịch xa, vợ mong ngày về, còn bồ sợ hãi ngày đó.

7. Vợ nhăn nhó khi thấy bạn của chồng. Bồ nhăn nhó khi ta giấu bạn.

8. Vợ dọa ly dị. Bồ dọa cưới.

9. Vợ chê ta ít tắm. Bồ chê ta phải tắm một mình.

10. Bồ thích đi xem phim. Vợ thích đi chợ.

11. Vợ lục ví ta. Còn bồ lục ví mình đưa cho ta thấy.

12. Khi ta bảo ta là một đàn ông vĩ đại, vợ không tin, còn bồ sẽ vờ tin.

13. Ngày lễ tình yêu, ta đi với vợ, còn bồ đi với ai chỉ có quỷ sứ biết.

14. Vợ khen ta khỏe mạnh, còn bồ khen ta đẹp trai.

15. Bồ đưa ta đi uống rượu. Còn vợ đưa đi uống thuốc.

16. Vợ hay nói về quá khứ, bồ hay nói về tương lai.

17. Khi cùng nhau chạy dưới mưa, bồ bảo như thế là lãng mạn. Vợ bảo như vậy là điên.

18. Vợ thích dậy sớm. Bồ thích dậy muộn.

19. Bồ thích lấy áo ta mặc. Vợ thích lấy áo ta đi giặt.

20. Vợ nhìn đường phố ban đêm nhăn nhó bảo là đông. Bồ nhìn và reo lên bảo là vui.

21. Khi ta bị bệnh, vợ mang cơm, còn bồ mang hoa.

22. Khi ta say, vợ nhăn nhó, còn bồ cùng say.

23. Vợ hay kể đêm qua có trộm định vô nhà. Bồ hay kể đêm đêm có chàng trai đi qua.

24. Ta gọi vợ là bà xã, ta gọi bồ là em yêu.

25. Ta khen vợ trẻ, còn bồ thì khen đẹp.

26. Đang đi với bồ nhìn thấy vợ ta quay đi. Đang đi với vợ nhìn thấy bồ ta cười bí hiểm.

27. Đi công tác xa, ta điện thoại bảo vợ: “Nhớ khóa cửa nhà”, còn điện thoại bảo bồ: “Nhớ đi ngủ sớm”.

28. Với bồ ta không tiếc tiền. Với vợ ta không tiếc thân thể.

29. Bồ thích chó con hoặc mèo con. Vợ thích gà vịt đã làm sẵn.

30. Xem phim, vợ khóc khi thấy những cảnh đói khổ. Còn bồ khóc khi thấy các cảnh chia tay.

31. Bồ hay nói về tình yêu. Vợ hay nói về cuộc sống.

32. Bồ nhí nhảnh. Vợ đường bệ.

33. Vợ nói yêu ta vì ta đứng đắn. Bồ nói yêu ta do ta hấp dẫn.

34. Ta và vợ kỷ niệm ngày cưới, ta và bồ kỷ niệm ngày làm quen.

35. Ta hô to với vợ: “Anh yêu gia đình” và thì thầm với bồ: “Anh yêu em”.

Theo Lê Hoàng
Thanh Niên

Sự khác nhau giữa ngày thường và ngày 8.3

1. Ngày thường đàn ông thức dậy bình thường. Mùng 8.3 họ thức giấc với một nỗi lo ngại mơ hồ rất khó tả.
2. Ngày thường đàn ông vẫn rửa bát quét nhà. 8.3 họ quét nhà rửa bát trong niềm tự hào.
3. Ngày thường đàn ông khen vợ xinh đẹp. 8.3 họ khen: “Em xinh đẹp cả ngày”.
4. Ngày thường chồng mua rau về nhà. 8.3 chồng mua hoa.
5. Khi chồng phạm lỗi trong ngày thường, vợ bảo: “Tôi khổ vì anh”. Khi họ phạm lỗi trong ngày 8.3, vợ bảo: “Tôi nhục vì anh”.
6. Ngày thường vợ cáu gắt. Ngày 8.3 vợ không cáu gắt mà chuyển sang rình mò.
7. Ngày thường dẫn vợ đi xem phim gì cũng được. Ngày 8.3 cần đưa vợ đi xem những phim có đàn ông bị bắt làm nô lệ.
 http://khacnhauthenao.blogspot.com/
Minh họa: DAD 
8. Ngày 8.3 dẫn vợ đi ăn cơm. 7.3 dẫn bồ, còn 9.3 đàn ông tụ tập bên nhau, nhìn nhau cười ngượng nghịu.
9. Ngày thường đi chợ không suy nghĩ. Ngày 8.3 đàn ông đi chợ với chút buồn tủi trong lòng.
10. Ngày thường đàn ông chẳng nghĩ gì. 8.3 nghĩ về những năm tháng còn độc thân.
11. Ngày thường mọi câu hỏi của con cái đều trả lời dễ dàng. 8.3 khi con hỏi: “Sao bố hôm nay lại giặt đồ?”, sẽ thở dài và nói: “bao giờ lớn lên con sẽ hiểu”.
12. Ngày thường vợ sai gì cũng làm. 8.3 vợ sai gì cũng làm gấp đôi.
13. Ngày thường tìm mọi cách ở nhà. 8.3 tìm mọi cách ở cơ quan.
14. Ngày thường hỏi vợ: “Hôm nay em làm gì?”. 8.3 hỏi vợ: “Hôm nay anh phải làm gì?”.
15. Ngày thường làm rất nhiều điều giấu vợ. 8.3 làm rất nhiều điều giấu các bạn đàn ông.
16. Ngày thường chẳng hiểu tương lai là gì. 8.3 biết tương lai chính là ngày mai.
17. Khi sếp là phụ nữ, ngày thường ta vẫn nịnh nọt. Ngày 8.3 ta nịnh luôn cả chồng của sếp.
18. Khi mua món nào trong 8.3 bị đắt, ta đều trả tiền một cách nhẫn nhịn.
19. Ngày thường khi vợ mặc quần áo đẹp ta khen. 8.3 vợ mặc quần áo gì ta cũng phải khen.
20. Ngày thường vợ nói gì cũng đúng. 8.3 vợ chẳng nói gì cũng đúng như thường.
21. Ngày thường dẫn vợ đi ăn tiệm chẳng nhìn ai. 8.3 dẫn vợ đi và liếc nhìn các ông chồng khác.
22. Ngày thường mua quà cho vợ để trên bàn. 8.3 mua quà trao bằng cả hai tay.
23. Ngày thường hơi tí là cáu với vợ. 8.3 hơi tí là cáu với mình.
24. Ngày thường thức dậy vừa tắm vừa hát. 8.3 thức dậy vừa tắm vừa suy tính.
25. Ngày thường hỏi vợ: “Em nấu cơm chưa?”. 8.3 hỏi vợ: “Em vui không?”.
26. Ngày thường đi với bồ nói: “Anh cô đơn lắm”. Ngày 8.3 nói: “Anh mệt mỏi lắm”.
27. Ngày thường định mua gì cho vợ bỗng sực nghĩ ra, tự đắc bảo mình: “Để 8.3 mua luôn thể”, và cười nham hiểm.
28. Ngày thường chẳng bao giờ nghĩ tới văn chương. 8.3 bỗng nhớ tới cuốn tiểu thuyết Một ngày dài hơn thế kỷ.
29. Ngày thường về nhà mệt mỏi. 8.3 về nhà lo sợ.
30. Ngày thường nghĩ về tình hình thế giới. 8.3 nghĩ về thân phận mình. 
Lê Hoàng
Nguồn : Thanh Niên

Hưỡng dẫn chọn quà tặng ý nghĩa ngày 8.3

Tình cảm chân thành, tự nó sẽ có cách tìm đến trái tim người bạn gái. Chỉ cần một chút sáng tạo, bạn sẽ không chỉ biểu lộ được tình cảm mà còn khiến người mình yêu “xúc động dạt dào”.

1. Lời khen chân thành

Lời khen luôn phù hợp. Dù bạn có thường xuyên khen tặng người phụ nữ mình yêu mến, thì lời khen lúc này sẽ càng khiến họ cảm thấy hạnh phúc hơn. Phụ nữ dù ở độ tuổi nào cũng mong muốn mình tuyệt vời trong mắt mọi người. Nếu họ có những ưu điểm hiền hậu, khéo léo, xinh đẹp, quyến rũ, người đàn ông hãy nói cho họ biết điều đó một cách chân thành.

Phụ nữ luôn ý thức về bản thân và cố gắng thể hiện ưu điểm của mình, những lời khen sẽ là minh chứng cho việc ưu điểm đó được công nhận. Không cần phải dùng những lời nói hoa mĩ, nam giới hãy nói những câu đơn giản nhưng đánh đúng vào điểm mà người phụ nữ cảm thấy tự hào nhất.

2. Món quà đáng yêu

Quà tặng là phương tiện biểu hiện tình cảm nhưng giá trị của nó không phải thước đo tình cảm. Nếu bạn chân thành, một món quà đơn giản cũng sẽ mang lại cho người ấy niềm vui.

Một bó hoa hồng tươi thắm được quấn dải ruy băng màu hồng, cùng tấm thiệp đề tặng những lời chúc ngọt ngào cũng đủ để làm người phụ nữ mỉm cười hạnh phúc.

Nếu người yêu hay vợ bạn đã từng chia sẻ về một cuốn sách, bộ phim mà cô ấy rất yêu thích nhưng chưa tìm được, hãy mua cho bằng được để tạo bất ngờ cho cô ấy trong ngày này.

Áp lực công việc, học tập mệt mỏi? Hãy đề nghị đưa cô ấy ra ngoại ô ngắm cảnh để xả stress, cô ấy chắc chắn sẽ không từ chối.

3. Cách tặng quà ý nghĩa

Quà tặng đương nhiên là rất quan trọng, nhưng cách tặng quà còn quan trọng hơn nhiều. Chỉ là một món quà đơn giản nhưng nếu tinh tế, khéo léo và sáng tạo trong cách tặng, bạn sẽ biến nó thành món quà ý nghĩa.

Nếu quà tặng là một cuốn sách viết về tình yêu, một câu chuyện tình cảm động và thú vị, hãy làm cho nó thú vị hơn bằng cách viết một tấm thiệp nhỏ đặt vào giữa cuốn sách. Hãy dùng tựa đề hay bất kì một chất liệu nào đó trong cuốn sách để viết những lời yêu thương. Cô ấy sẽ phải đọc ngay câu chuyện để hiểu cách ví von của bạn, và điều đó sẽ mang lại sự tò mò thú vị.

Nếu bạn đưa cô ấy đi dã ngoại, thay vì cùng lên kế hoạch như mọi khi, hãy quan sát lịch làm việc và biết chắc cô ấy không bận vào ngày bạn dự định và tự mình lên kế hoạch. Tự tay chuẩn bị những món ăn nhẹ, câu chuyện hài hước và đưa ra đề nghị đưa cô ấy đi chơi. Cô ấy sẽ bất ngờ và hạnh phúc vì sự chuẩn bị “âm thầm” của bạn.

Nếu hai bạn đã yêu nhau lâu, cô ấy đã quen với cách hẹn hò của bạn, hãy thay đổi để tạo niềm vui bất ngờ. Lần trước các bạn luôn đưa ra thời gian và địa điểm cuộc hẹn? Lần này hãy thử “im hơi lặng tiếng”, để cô ấy cảm thấy sốt ruột một chút. Lúc bạn đoán cô ấy thật sự giận và lo lắng vì bạn “mất mặt”, hãy xuất hiện làm cô ấy bất ngờ.

Khánh Ly/Dân trí

Những quán ăn xứ Quảng ngon ở Sài Gòn

Bánh bèo chén Trần Mai Ninh, mì quảng Trần Quang Diệu hay cơm gà Phó Đức Chính... là những gợi ý cho bạn khi muốn thưởng thức ẩm thực xứ Quảng giữa Sài Gòn.

Cơm gà Tam Kỳ - Chỉ là món cơm nhưng sự tỉ mỉ, khéo léo trong cách chế biến, nêm nếm gia vị đã tạo nên sự quyến rũ rất riêng của món ăn này. Ngoài phần thịt gà xé phay mềm, dai, ngọt thì phần cơm của món ăn cũng rất đặc biệt. Cơm là sự pha trộn giữa gạo tẻ và nếp, hai thành phần đó được trộn lẫn để tạo nên hạt cơm vừa mềm, dẻo lại thoang thoảng hương thơm rất hấp dẫn. Địa chỉ: 21 Phó Đức Chính, quận 1; 58 Cao Thắng, quận 3; 43B1 Chu Văn An; quận Bình Thạnh.
      com-ga-1-3090-1393491514.jpg
Mì Quảng - Món ăn đươc chế biến từ sợi mì làm bằng bột gạo, ăn hơi mềm và dai. Ăn kèm thường là sườn non, gà, tôm... Nước lèo được nấu từ xương lợn, thịt gà, tôm, cá lóc. Phải nấu sánh và rất ít, chỉ đủ thấm quyện vào từng sợi mì, làm mềm những món rau ăn kèm. Địa chỉ: Quán Mì xứ Quảng 190 Nguyễn Văn Thủ, quận 1; quán Phú Chiêm - 52D Trần Bình Trọng, quận Bình Thạnh; quán 85 Trần Quang Diệu, quận 3; Mì Quảng Mỹ Sơn - 262 Phan Xích Long, quận Phú Nhuận; 7 Kỳ Đồng, quận 3; Mì Quảng Sông Trà - 7/25 Thành Thái, quận 10; quán Thu Bồn - 86 Đồng Đen, quận Tân Bình.
Bánh bèo xứ Quảng - Có hình dáng và cách chế biến rất giống bánh bèo chén xứ Huế, nhưng điểm hấp dẫn của món ăn này lại đến từ phần nhân khi được làm bằng tôm xay nhuyễn trộn với thịt heo ba chỉ cắt hạt lựu, hành lá… được nêm nếm gia vị vừa ăn. Địa chỉ: 64, 68, 76 Trần Mai Ninh, quận Tân Bình.
Bún cá ngừ um - Đây là món ăn quen thuộc của người dân ở dải đất miền Trung nắng gió nói chung và của người xứ Quảng nói riêng. Tuy không quá cầu kỳ nhưng lại là món ăn hấp dẫn mà những ai đã ăn một lần thì không bao giờ quên được cái vị đậm đà, cay nồng của nó. Địa chỉ: quán Hội Quảng - 7 Phan Xích Long, phương 3, quận Phú Nhuận.
Các món cơm gia đình - Nếu muốn thưởng thức bữa cơm gia đình đầy đủ các món ăn xứ Quảng, bạn có thể ghé đến quán Đo Đo với các món cá kho dưa; cá nục hấp cuốn bánh tráng, lòng heo xào nghệ... Địa chỉ: 10/14 Lương Hữu Khánh, quận 1.
banh-beo-1-6807-1393491514.jpg
Tép đồng um - Trong những ngày nắng nóng, món tép đồng ăn kèm với bánh tráng, rau sống như khế chua, xà lách, diếp cá, húng thơm, tía tô, húng quế, dưa leo... cùng chén nước mắm hơi cay tuy bình dị nhưng luôn được ưa thích vì sự thanh mát, ngon miệng. Địa chỉ: quán Tôm Tép - 168/28 Nguyễn Cư Trinh, quận 1 hay 290 Phan Xích Long, quận Phú Nhuận.
Bún mắm nêm - Thành phần món ăn đơn giản với bún và mắm cùng một ít rau sống. Món ăn này được biến tấu với nhiều nguyên liệu khác nhau như thịt luộc, chả bò, tai heo, heo quay... Địa chỉ: Quán Hội Quảng - 7 Phan Xích Long, quận Phú Nhuận.
Cao lầu phố Hội - Khác với món mì Quảng nổi tiếng và được nhiều người ưa thích, cao lầu khá lạ và có rất ít quán bán món ăn này ở TP HCM. Một bát cao lầu đầy đủ gồm có sợi mì tươi, một ít sợi mì khô chiên giòn, thịt lợn thái lát và ít nước dùng. Nước dùng của cao lầu chính là nước tiết ra từ thịt lợn tẩm ướp gia vị, đun trên bếp, nước dùng có vị hơi ngọt, đậm đà và thơm ngon. Địa chỉ: 77/13A Huỳnh Tịnh Của, quận 3 hay 139 Lê Thị Hồng Gấm, quận 1.
Hến trộn, don, bánh đập - Đây là những món ăn chơi dân dã của người dân xứ Quảng nhưng luôn có một sức hấp dẫn đối với thực khách. Địa chỉ: quán Phú Chiêm - 52D Trần Bình Trọng, quận Bình Thạnh; quán Faifo - 139 Lê Thị Hồng Gấm, quận 1; quán Hội Quảng - 7 Phan Xích Long, quận Phú Nhuận.
Huấn Phan

Thời trang công sở những năm 1930-1960: Gợi cảm, tinh tế

Phong cách thời trang công sở của các quý cô thập niên 30s - 60s mang đậm chất sang trọng, thanh lịch nhưng không kém phần gợi cảm.

Là một trong những thời kì "hưng thịnh" nhất của thời trang, thập niên 1930s đến 1960s của thế kỉ trước đã chứng kiến một cuộc cách mạng ngoạn mục với phong cách thời trang công sở dành cho phái đẹp. 

Thay cho những quan niệm lỗi thời, lạc hậu; khi ánh mắt của xã hội bắt đầu phóng khoáng hơn, địa hạt thời trang công sở cũng đã có những cuộc cách mạng ngoạn mục với mong muốn giải phóng hình thế và mang đến vẻ đẹp cho mọi phụ nữ. Nếu thập niên 30s, vẻ đẹp kín đáo, nền nã còn được duy trì thì đến những năm 50s - 60s. Hình ảnh xuyên suốt trong thập niên này là những cô nhân viên văn phòng với vòng 2 thon gọn, vòng 1 "bốc lửa" với phong cách ăn vận phóng khoáng, và xu hướng trang điểm retro với đôi môi đỏ, hàng mi dày và mái tóc uốn xoăn. 

Kể từ đó đến nay, phong cách thời trang đã thay đổi rất nhiều và môi trường làm việc của tại công sở cũng được cải thiện tích cực như yêu cầu không hút thuốc, không say xỉn, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và đặc biệt là vấn đề bình đẳng giới đã được giải quyết tương đối thoả đáng. 
Thời trang công sở những năm 1930-1960: Gợi cảm, tinh tế
Albert Einstein đang đọc cho cô thư ký ghi lại một bản báo cáo khoa học trong căn hộ của ông ở Berlin năm 1930.Trang phục kín đáo, nhã nhặn với chân váy và sơ mi có tay là hình mẫu quen thuộc của thời trang công sở 1930.
Thời trang công sở những năm 1930-1960: Gợi cảm, tinh tế
Thời trang công sở những năm 1930-1960: Gợi cảm, tinh tế
Thời trang công sở những năm 1930-1960: Gợi cảm, tinh tế
Thời trang công sở những năm 1930-1960: Gợi cảm, tinh tế
Thời trang công sở những năm 1930-1960: Gợi cảm, tinh tế
Những cô thư ký kín đáo, thanh lịch của thập niên 1920-1930. Thời kỳ này điện thoại bắt đầu trở nên phổ biến tại nơi làm việc và chức danh thư ký sẽ kiêm thêm nhiệm vụ nhận điện thoại.
Thời trang công sở những năm 1930-1960: Gợi cảm, tinh tế
Sang đến thập niên 1960s, các cô gái rất ưa chuộng thân hình đồng hồ cát với một vòng ngực lớn và vòng eo siết chặt để tạo ra những đường cong nổi bật.
Thời trang công sở những năm 1930-1960: Gợi cảm, tinh tếMột mẫu váy hoa cổ rộng táo bạo của nhân viên văn phòng thập niên 60s. 
Thời trang công sở những năm 1930-1960: Gợi cảm, tinh tế
Thậm chí, shorts cũng đã hiện diện tại công sở.
Ở cuối thập niên 1930, phụ nữ bắt đầu có khái niệm về sự nghiệp. Đa số họ vẫn tiếp tục đi làm dù đã bước vào tuổi 40 hoặc đã có gia đình, con cái. Tuy nhiên, đến thập niên 60, các nữ công chức vẫn chỉ được xem những người phụ nữ của gia đình, họ được phép có sự nghiệp riêng, có thể đi làm dù đã lập gia đình. Nhưng họ không được phép để lộ những tham vọng trong công việc của mình, đi làm chỉ là một cách để hỗ trợ chồng về kinh tế. 
Thời trang công sở những năm 1930-1960: Gợi cảm, tinh tế
Thời trang công sở những năm 1930-1960: Gợi cảm, tinh tế
Trong những thập niên này, xu hướng váy suông thịnh hành trong làng mốt 2012 cũng đã xuất hiện. 
Thời trang công sở những năm 1930-1960: Gợi cảm, tinh tế

Thời trang công sở những năm 1930-1960: Gợi cảm, tinh tế
Họ diện chúng đến công sở... 

Thời trang công sở những năm 1930-1960: Gợi cảm, tinh tế
... và cả trong những hoạt động dã ngoại, vui chơi hay dạo phố. 

Thời trang công sở những năm 1930-1960: Gợi cảm, tinh tế
Thời trang váy suông, giày loafer sành điệu của các quý cô công sở 1960.
Thời trang công sở những năm 1930-1960: Gợi cảm, tinh tế
Mối quan hệ giữa ông chủ và thư ký vẫn luôn là một trong những đề tài “nóng” từ xưa đến nay. Chức danh thư ký thường đi liền với những định kiến xã hội nên trong thập niên 1950, danh từ thư ký được thay bằng“trợ lý văn phòng”.
Thời trang công sở những năm 1930-1960: Gợi cảm, tinh tế
Cuối những năm 1960, các thiết bị văn phòng bắt đầu được cách tân. Phụ nữ cũng có được nhiều quyền lợi hơn khi có thể tham gia vào nhiều ngành nghề mình yêu thích: từ thư kí, giáo viên, tiếp tân. 
Thời trang công sở những năm 1930-1960: Gợi cảm, tinh tế
Chiếc máy đánh chữ xách tay và máy fax đời đầu hỗ trợ công việc. 
Thời trang công sở những năm 1930-1960: Gợi cảm, tinh tế
Hình ảnh những cô thư ký xinh đẹp trở nên thời thượng trong các bộ phim truyền hình lúc bấy giờ. Đôi môi đỏ mọng, mái tóc ngắn uốn lượn mượt mà là hình ảnh quen thuộc của quý cô cô sở những năm 60s. 
Trong những thay đổi về văn hoá xã hội diễn ra hồi thập niên 1950-1970, phong trào đòi bình quyền của phụ nữ diễn ra mạnh mẽ nhất, họ muốn có địa vị xã hội tốt hơn, được đánh giá đúng về những đóng góp đối với công ty và xã hội. Cũng chính trong giai đoạn này, cụm từ "trợ lí văn phòng" dần được thay thế bằng thư kí như thập niên 30s. 
Thời trang công sở những năm 1930-1960: Gợi cảm, tinh tế
Công nghệ đã làm thay đổi cuộc sống tại văn phòng, thay vì nghe điện thoại và bị gián đoạn công việc. Họ có thể vừa trả lời điện thoại, vừa đánh máy.
Thời trang công sở những năm 1930-1960: Gợi cảm, tinh tế
Thời trang công sở những năm 1930-1960: Gợi cảm, tinh tế
Một hình ảnh điển hình với những quý cô công sở thập niên 60s

20 điểm khác nhau giữa gái hư và gái ngoan

Gái ngoan thích tình nào cũng giống như tiểu thuyết, thích trai nào cũng phải giống sách giáo khoa, kiếm tìm và kiếm tìm để rồi thường phải lượm bất cứ cuốn sách giáo khoa lỗi thời nào từ năm học trước, giấy thì nhàu và chẳng có mùi thơm.
1. Gái hư yêu nhất bản thân mình, gái ngoan yêu người yêu. 
2. Khi lên giường, gái ngoan tự cởi quần áo, gái hư đợi trai cởi đồ cho. 
3. Khi vào khách sạn, gái hư nắm tay trai, gái ngoan đi theo sau trai. 
4. Khi đi ăn nhà hàng, gái ngoan nói tuỳ anh chọn món, gái hư xem xét thật kỹ menu và chọn món nào mình thích nhất. 
5. Khi đi du lịch, gái ngoan nói trai xách đồ cho mình, gái hư tự mình làm mọi thứ. 

6. Khi ra mắt bố mẹ trai, gái ngoan nói "con thích hai bác", gái hư nói "con yêu con trai hai bác". 
7. Khi dắt trai về ra mắt bố mẹ mình, gái ngoan nói "đây là người yêu con" gái hư nói "đây là người con yêu". 
8. Khi làm tình, gái ngoan nói "em hư hỏng quá", gái hư nói "ôi, em chết mất". 
9. Khi đi chơi với bạn bè của trai, gái ngoan chỉ dám nắm tay trai, gái hư hôn say đắm. 
10. Sinh nhật mình gái ngoan đòi hoa hồng và quà đắt tiền, gái hư rủ trai đi du lịch. 
11. Khi đi biển, gái ngoan mặc đồ "bà ngoại", gái hư mang theo 6 bộ bikini. 
12. Khi đi bar, gái ngoan gọi bia, gái hư gọi cocktail. 
13. Gái hư chơi thể thao, gái ngoan sợ da cháy nắng. 
14. Gái hư da ngăm đen, gái ngoan da trắng bóc. 
15. Gái hư dùng đồ handmade, gái ngoan dùng đồ hiệu 

16. Gái hư mặc áo sơ mi trắng dài với quần sọoc ngắn, gái ngoan mặc đầm. 
17. Gái hư có tattoo, gái ngoan nói tattoo là hư hỏng.
18. Gái hư biết nói ít nhất 2 ngoại ngữ, gái ngoan chỉ biết tiếng Việt. 
19. Gái hư kiếm tiền giỏi, gái ngoan đợi trai bao. 
20. Gái hư nói mình là gái ngoan, gái ngoan nói mình là gái ngoan

Ảnh hưởng của các loại âm nhạc khác nhau lên con người

Âm nhạc là một trong số ít các hoạt động có khả năng chi phối hoàn toàn não bộ của con người. Chính Einstein nói rằng ông rất thông minh bởi vì ông có chơi violin. Nhiều chuyên gia cũng tin rằng ca từ hoặc nhịp điệu của âm nhạc có thể làm chúng ta trầm tĩnh lại mặc dù chúng ta có thể không nhận thức được rõ ràng lắm về hiệu quả này của nó. Nhìn chung thì não chúng ta phản ứng khác nhau tùy theo từng thể loại nhạc khác nhau.

Nhạc cổ điển có xu hướng giúp cho con người điềm tĩnh lại và phát triển trí tuệ. Nó được chứng minh là làm giảm căng thẳng (ngay cả đối với những người không thích thể loại nhạc này) và tăng cường một số khả năng trí tuệ đặc biệt chẳng hạn như khả năng ngôn ngữ và lý luận không gian-thời gian. Nó không làm cho con người thông minh hơn, nhưng thay vào đó nó cung cấp cho người ta một môi trường lý tưởng để tư duy. Nghe nhạc cổ điển cũng có một tác động làm đều nhịp tim, và vì vậy có thể hữu ích trong việc điều trị các bệnh tim mạch.

“Nhạc cổ điển cung cấp cho người ta một môi trường lý tưởng để tư duy” - Ảnh minh họa từ internet
Nhạc cổ điển Ấn Độ vừa tinh tế vừa giàu cảm xúc. Nó rất có ích cho con người khi làm các công việc đòi hỏi tính sáng tạo cao. Người ta còn dùng liệu pháp âm nhạc này để điều trị các chứng mất ngủ, đau nửa đầu, đau đầu mãn tính, tăng huyết áp, lo lắng… Các nhà nghiên cứu kết luận rằng những tác động này có thể so sánh với thuốc an thần trong việc giúp các bệnh nhân trầm cảm có giấc ngủ ngon hơn.

“Nhạc cổ điển Ấn Độ vừa tinh tế vừa giàu cảm xúc” - Ảnh: www.tonalties.nl
Nhạc đồng quê có liên quan đến các ca trầm cảm và tự tử. Giáo sư ngành xã hội học James Gundlach, đã nghiên cứu và kết luận rằng những người nghe nhạc đồng quê có xu hướng tự tử cao hơn những người khác. Ông nhận thấy rằng các đề tài trong nhạc đồng quê thôi thúc mong muốn tự tử ở những người đã có sẵn ý định. Gundlach lưu ý rằng mối liên hệ giữa các vụ tự sát chỉ có ở các thể loại nhạc đồng quê cũ mà ông cho rằng không được lạc quan như nhạc đồng quê ngày nay.

“Nếu quen nghe nhạc rock thì nó có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng” - Ảnh: Dawn Chua (TAB)
Nghe nhạc rock có thể làm cho bạn hứng khởi cao độ mà không một loại nhạc nào có thể làm được. Nếu bạn không thích nghe nhạc rock, nó có thể làm cho bạn cảm thấy giận dữ và khó chịu cũng như làm tăng nhịp tim và huyết áp. Tuy nhiên, nếu bạn thích và đã quen nghe loại nhạc này thì nó có thể giúp giảm bớt căng thẳng mà không ảnh hưởng đến nhịp tim hoặc huyết áp.
Hạnh Châu

Nghệ thuật thưởng thức cà phê

Triết lý v cà phê

Th Nht:
Đng nên hâm nóng li café. Bi nếu hâm nóng li thì café s mt hết mùi v và gây ra v đng. Ung không ngon và s có mùi khét.



Cuc sng có l cũng như vy. Vic hâm nóng li café cũng như c suy tưởng v quá kh. Nhiu người đang sng trong hin ti nhưng đu óc thì vn luôn tiếc nui v nhng điu đã qua. H nh mãi v mt mi tình đã xa hoc c đp gương xưa tìm bóng, mt s vic nào đó có khi là mt ký c không vui trong dĩ vãng, mà quên mt rng nhng điu y ch mang li s bun chán và kh đau. Quá kh là nhng th qua ri, nó có giá tr không hơn mt gic mng, đng nên khơi nhc li quá kh mà hãy sng vi thc ti.

Th Hai:

Hãy bo đm café bn ung cn phi luôn tươi mi. Hãy ung ngay khi pha xong bi café ch nên gi m khong 15 phút trên bếp trước khi hương v ca nó tr thành khó chu. Thưởng thc ngm café đu tiên vi cm giác sng khoái, tuyt vi…

Ti sao không bt đu li mi th trong hôm nay khi mà thc ti là cơ hi ca s đi mi? Hãy nm bt nó khi cơ hi vn còn. Không nên lãng phí thi gian mà hơn hết là hãy biết s dng nó đ mi th tr nên có ích hơn… Thay đi mình, thay đi khu v, thay đi mt ly café và thưởng thc mt mùi v mi. Điu đó cũng nên lm ch khi mà mùi v cũ – đã tr nên nht nho đi nhiu ri…

Th Ba:

Hãy rang café đúng cách. Nếu xay quá nhuyn café s tr nên quá đng. Nếu xay quá thô café s ch là nước loãng…



V nguyên tc này cũng ging như vic đòi hi v s quan tâm, săn sóc trong tình yêu vy. Nó nhc nh ta nên biết cân nhc và trân trng vi nhng gì mình đang có. S quan tâm quá mc đôi khi s không đem li mt kết qu như ý mà thm chí còn làm hư hng mt tình yêu. Nhưng ngược li, nếu thiếu vng đi s săn sóc, hay vì quá vô tâm và hi ht thì tình cm cũng s tr nên khô khan và nht nho. Mt dn đi v ngt ri sm mun cũng tr thành th nước loãng mà thôi.

Th Tư:

Đng c s dng li bã café – vì nó ch còn là v đng và s có mùi khét khi pha.
Nên dt khoát trong vic tình cm. Đng nên c gng vt vát vi nhng th đã không thuc v mình. 



Vic đng s dng li bã café cũng như vic không nên tìm gp li người yêu cũ. S chng th đi đến mt điu gì khi mà ta đng núi này mà vn trông sang núi n. Tp trung và trân trng vi nhng gì mình đang có. Điu đó mi có th to nên mt hương v café thc s cũng như là mt điu ct yếu đ to dng mt hnh phúc cho bn thân.

Th Năm:
Cuc sng cũng ging như 1 ly café. Bn ngi bên ca s, nhc tách café lên… nhp 1 ngm… và cht nhn ra rng, ly cafe chưa có đường. Ri bi vì ngi đng dy đ ly đường, bn ngi đó và ung ly café đng. Khi ly café đã cn, bn mi phát hin ra rng đường đã không tan ra và dính đáy ly…



Chúng ta mt quá nhiu thi gian đ băn khoăn t hi ti sao cuc đi li quá m đm, nht nho…, và tn rt nhiu thi gian đi tìm kiếm s ngt ngào trong khi ta ch cn khuy lên. Chính tôi, chính bn s làm cho cuc sng ca mình đy hương v nếu ta không ch đi. Hãy tn hưởng ly café ca cuc sng!

Li kết: Đ có được mt ly café ngon – đòi hi người pha phi có mt kiến thc rng rãi, đ có mt tình yêu tht s đp, không th không đòi hi nhng s vun vén ca c hai. Yêu như thế nào, cư x và cách quan tâm ra sao, bên ly café cuc sng đã nói lên rt nhiu. Thôi thì hãy đ mt sáng đp tri, qua nhà đón người mà mình yêu mến, nh nhàng ăn sáng, ri nh nhàng thưởng thc mt ly café tht đm đà và tươi mi. Không mùi khét, không quá đng mà cũng không loãng nht…Khoan thai thưởng thc và t t tìm hiu mt Triết Lý Café.
Sưu tm.